Số trang: 980 Khổ sách: 16 x 24cm NXB Giáo dục Việt Nam Năm xuất bản: 2002 Tác giả: Viện Sử Học
Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành, tính từ khi bắt đầu làm (1821 - Minh Mệnh năm thứ hai) đến khi hoàn thành và khắc in xong những quyển cuối cùng (1909 - Duy Tân năm thứ ba).
Đại Nam thực lục được viết theo thể biên niên, chia thành 2 phần Tiền biên và Chính biên:
- Đại Nam thực lục tiền biên (còn gọi là Liệt thánh thực lục tiền biên) ghi chép về sự nghiệp của 9 chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (Thái tổ Gia Dụ hoàng đế) vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến hết đời Nguyễn Phúc Thuần (Duệ tông Hiếu định hoàng đế), tức là đến năm Nguyễn Phúc Thuần mất (1777). Đại Nam thực lục tiền biên được khởi soạn năm 1821 (năm thứ hai niên hiệu Minh Mệnh), làm xong và hoàn thành việc khắc in năm 1844 (năm thứ tư niên hiệu Thiệu Trị). Tổng tài của sách Đại Nam thực lục tiền biên là Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy, học tập về lịch sử dân tộc, Viện Sử học và Nhà xuất bản Giáo dục hợp tác cho tái bản bộ Đại Nam thực lục, là bộ sách đang nằm trong tay bạn đọc.
Ở lần xuất bản thứ nhất, bản dịch Đại Nam thực lục được chia thành 38 tập (khổ 13 x 19), trong đó Tiền biên 1 tập, Chính biên 37 tập. Nay để độc giả tiện sử dụng, chúng tôi dồn lại còn 10 tập (khổ 16 x 24).
- Tập một: Tiền biên và Chính biên, Kỷ thứ nhất (từ 1558 đến 1819) - Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch. Đào Duy Anh hiệu đính. |
Xem thêm
Thu gọn
Giới thiệu về CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TBGD ONLYGOL......