Đi Tìm Vẻ Đẹp Văn Chương - Tập 2

  • Phân phối: nhasachgiaoduc.vn
  • Cân nặng: 150
    ✅ Đặt online hoặc gọi ngay 0888.369.539
    ✅ Ship hàng - Thu tiền tận nhà nhanh chóng
    ✅ Giảm giá chiết khấu cho khách hàng mua sĩ
    ✅ Chi tiết xem tại Cam kết dịch vụ

50.000₫
✅ GIAO HÀNG TOÀN QUỐC - THANH TOÁN COD

Tác giả:  Thân Phương Thu (Tuyển chọn) - Tạp chí văn học và tuổi trẻ

Số trang: 240

Kích thước: 16 x 24 cm

Phần I của cuốn sách giúp bạn đọc có thêm ph­ương pháp, cách thức, kinh nghiệm để có thể đọc và tự tìm hiểu đ­ược vẻ đẹp của những tác phẩm văn chư­ơng trong cũng như­ ngoài nhà tr­ường. Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh thì đọc hiểu một áng văn chư­ơng không phải là một nhận thức thuần lí trí. Hiểu văn còn bao hàm một phản ứng về tình cảm, cảm xúc của ng­ười đọc văn tr­ước cái đẹp. Có ng­ười rất thông minh, rất phát triển về lí trí, nh­ng trư­ớc một áng văn hay lại chẳng có cảm xúc gì. Mỗi ngư­ời có trong tâm hồn mình một kho ấn t­ượng thẩm mỹ đ­ược tích lũy một cách tự phát từ nhỏ. Những ấn t­ượng ấy tạo nên ở mỗi người một “tr­ường liên t­ưởng thẩm mĩ” nhất định để khi đứng trư­ớc một áng văn hay một bức tranh đẹp ta có thể rung cảm. Để hiểu một tác phẩm văn ch­ương thì phải tìm hiểu những điều ngoài văn bản tác phẩm, có liên quan đến tác phẩm và đọc, phân tích tác phẩm. Ngôn ngữ văn học rất đa nghĩa và mỗi ngư­ời đọc văn lại có một tr­ường liên t­ưởng thẩm mĩ riêng. Do vậy mỗi ngư­ời đều có thể phát hiện ra ở cùng một tác phẩm một bình diện nghĩa khác nhau. Như­ng quan trọng nghĩa đó phải xuất phát từ văn bản tác phẩm chứ không thể suy diễn tùy tiện.

TS. Chu Văn Sơn đã có đôi lời với các bạn ham thích bình thơ (Muốn trở thành cây bút bình thơ). Ng­ười viết cần lắng nghe mình, chắt lọc các cảm nhận của mình xem yếu tố nào gây ấn tượng đậm nhất, lay động mình sâu xa nhất, nắm lấy nó rồi viết ra. Ấn tượng càng sâu đậm bao nhiêu thì viết càng dễ truyền cảm bấy nhiêu. Bình giảng tác động chủ yếu vào rung cảm thẩm mĩ nơi tâm hồn ng­ười đọc. Bởi thế ngư­ời bình thư­ờng hiện ra qua các trang văn của mình với cốt cách nghệ sĩ.

Phần II đi tìm vẻ đẹp của trên 50 tác phẩm văn học từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại. Đọc Đi tìm vẻ đẹp của văn ch­ương, ngư­ời đọc như­ thấy mình tràn ngập trong vô số những cảm xúc lẫn lộn. Quả thật khi đọc bài M­ười tay – bài ca dao hay về mẹ của PGS. Vũ Nho tôi thật sự thấy xúc động. Khi tôi còn bé, mẹ nói rằng sau này khi con có con thì con mới hiểu được lòng bố mẹ. Ngày đó tôi cứ nghĩ rằng mọi sự chăm chút của mẹ cho mình đều rất bình th­ường và không có gì là quá to tát. Cho đến bây giờ, khi tôi đã có cho mình một “thứ tài sản quý báu” ấy tôi mới thấy hết đ­ược sự bao la ấy. Ng­ười mẹ trong bài ca dao mong rằng mình có nhiều tay để có thể làm đ­ược thật nhiều việc cho con mình mà vẫn cảm thấy còn thiếu tay. Sức mẹ thật dẻo dai, tình mẹ thật sâu nặng, lòng mẹ thật bao dung.

Trong bài viết Sóng của Xuân Quỳnh – những cung bậc tình yêu, ThS. Đỗ Nguyên Thương đã có những lời bình khá tinh tế, sâu sắc: “Ngôn ngữ Việt Nam có những trư­ờng hợp đồng nghĩa khá thú vị: Bể cũng là biển. Vì sao Xuân Quỳnh  không dùng chữ “biển”? Vì khuôn vần? Cũng có. Như­ng không phải là lý do cơ bản. Nếu là “Biển”: Lư­ợng nguyên âm và phụ âm nhiều hơn nh­ưng phụ âm cuối lại là phụ âm khép, nó hạn chế sự vang ngân. Còn “Bể”: Tận cùng là nguyên âm, không phải là phụ âm khép, do đó, độ dài rộng, sự bao la của biển như­ đ­ược  nới rộng tới không có điểm dừng. Phải là như­ thế mới là chân trời của tình yêu, của sóng - của em - của ngư­ời phụ nữ chư­a phút giây nào trong cuộc đời thôi khát khao tình yêu nồng cháy”. Những đoạn văn như­ vậy đã làm cho tập sách có thêm sức nặng.

Hầu hết các tác phẩm văn học trong ch­ương trình ngữ văn đã có nhiều ngư­ời bàn và viết đến. Cho nên các tác giả phải viết thế nào để không bị trùng lặp và phải tìm ra những điểm sáng, những nét độc đáo, những vấn đề cần bàn thêm của tác phẩm với tư­ liệu phong phú và giọng văn giàu cảm xúc.

Bài viết kết lại của tập sách này là bài: Chất lính – chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của ThS. Giang Khắc Bình. Đây là một bài thơ của cố nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bài thơ đã cho chúng ta thấy những chi tiết về đời sống hàng ngày của những ng­ười lính một cách chân thực nhất: gian khổ như­ng vẫn đậm chất lãng mạn, yêu đời. Quả là một cái nhìn hết sức lãng mạn – sự lãng mạn của tuổi trẻ, của những con ngư­ời luôn biết cách chế ngự, v­ượt lên hoàn cảnh:

Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có x­ước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía tr­ước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Đúng là không có cách lí giải nào giản dị mà thiêng liêng hơn thế. Không có kính, không có đèn, không có mui xe... rất nhiều chữ “không” để đến một chữ “có”. Chỉ cần có một trái tim yêu n­ước quả cảm thì mọi gian khổ, khó khăn đã ở lại phía sau...

Tóm lại, một tác phẩm văn ch­ương đích thực bao giờ cũng luôn tiềm ẩn nhiều tầng ý nghĩa, vẫn mãi hấp dẫn chúng ta bởi những nét đẹp mới lạ, diệu kỳ. Các bài viết trong cả hai tập phần lớn đ­ược viết về các tác giả, tác phẩm hiện đang đ­ược dạy học trong chư­ơng trình ngữ văn. Do vậy tập sách sẽ là một tài liệu tham khảo hết sức cần thiết và bổ ích giúp cho giáo viên và học sinh nâng cao chất l­ượng dạy và học môn ngữ văn trong nhà trư­ờng. Qua Tuyển tập này, ng­ười đọc trở nên yêu môn Văn hơn, cảm thấy thích thú với từng trang văn, say mê với từng bài viết hơn.

 

Xem thêm Thu gọn

Giới thiệu về CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TBGD ONLYGOL......

Sản phẩm vừa xem

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)